Bạn đang có ý định thi công nhà tiền chế nhưng chưa hiểu hết về loại hình xây dựng này? Ưu và nhược điểm của chúng như thế nào? Các thông tin này được sẽ được OPAN Việt Nam cung cấp qua bài viết dưới đây, theo dõi cùng chúng tôi để tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Nhà tiền chế là kiểu nhà được chế tạo và xây dựng từ các cấu kiện có kết cấu thép. Những kết cấu này được sản xuất tại nhà máy, sau đó mới vận chuyển đến công trường, nhà xưởng để tiến hành lắp dựng.
Nhà tiền chế có khả năng vượt nhịp lớn, thời gian thi công nhanh nên được sử dụng nhiều trong các dự án nhà xưởng sản xuất, nhà kho. Vì vậy, có thể hiểu nhà xưởng khung thép là nhà tiền chế. Tuy nhiên nhà tiền chế chưa chắc đã là nhà xưởng khung thép bởi trong thời gian gần đây, mô hình nhà này được sử dụng để xây dựng siêu thị, showroom, nhà hàng, nhà cao tầng…
Ưu – nhược điểm khi thi công nhà tiền chế
Mỗi loại hình nhà ở đều có những ưu nhược điểm riêng. Vậy thi công nhà tiền chế có những ưu điểm, nhược điểm gì?
Ưu điểm
- Kết cấu gọn nhẹ
Do trọng lượng nhẹ hơn so với những vật liệu xây dựng khác nên tải trọng khi thi công nhà tiền chế cũng thấp hơn so với các công trình khác. Khả năng vượt nhịp linh động, rơi vào khoảng từ 9-13m. Đồng thời, các cấu kiện thép được tập trung sản xuất tại nhà máy nên dễ kiểm soát được chất lượng.
- Khả năng kết hợp vật liệu tốt
Các công trình bê tông cốt thép chỉ sử dụng xi măng cùng với các vật liệu nặng như gạch, đá khi thi công thì nhà tiền chế lại khác. Nhà tiền chế sử dụng khung thép, kết hợp với các vật liệu siêu nhẹ khác như tôn, tấm lợp…
- Thời gian thi công ngắn
Do các kết cấu kiện thép đã được sản xuất sẵn tại nhà máy và chuyển đến địa điểm cần xây dựng nên khi thi công nhà tiền chế, thợ xây chỉ cần lắp ráp lại tạo khung nhà một cách nhanh chóng. Chủ đầu tư sẽ không phải mất thời gian chờ đợi và chuẩn bị cho từng giai đoạn như làm móng, đổ mái như khi xây nhà bê tông cốt thép.
- Độ bền cao
Nhà thép tiền chế được thi công bởi vật liệu thép chất lượng cao, hạn chế tình trạng han rỉ hay chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Thông thường, độ bền của nhà khung thép kéo dài từ 100 năm trở lên.
- Chi phí đầu tư không quá cao
Thiết kế nhà khá đơn giản, các dụng cụ, vật liệu xây dựng không quá nhiều. Góp phần giảm thiểu chi phí đầu tư thấp hơn so với các mẫu nhà thông thường.
Nhược điểm
- Khả năng chịu lửa kém
Thép không bị cháy nhưng dễ chuyển sang dạng dẻo khi ở nhiệt độ 500-600 độ C. Vì vậy, khi bị đốt cháy ở nhiệt độ cao, khả năng chịu lực của kết cấu thép thấp dễ khiến cho cả công trình bị sụp đổ. Khả năng chịu lửa của kết cấu thép còn thấp hơn cả của gỗ dán. Do đó, công trình cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy để có thể giải quyết kịp thời.
- Dễ bị ăn mòn
Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là ở những khu vực mà môi trường bị xâm thực nặng thì rất dễ xảy ra hiện tượng ăn mòn thép, gây hư hại công trình. Vì vậy, khi thi công nhà tiền chế, đơn vị xây dựng cần có những biện pháp để hạn chế nhược điểm này.
- Chi phí bảo dưỡng cao
Muốn sử dụng công trình trong thời gian dài thì bạn cần phải bảo dưỡng thường xuyên để tăng khả năng chống gỉ và khả năng chịu lửa.
Ví dụ: Khi thi công nhà tiền chế, bạn có thể mạ gang, mạ nhôm vào khung thép để tăng độ chống ăn mòn cho thép. Hoặc bọc các tấm chịu lửa như tấm gốm, sơn chống lửa, bê tông… để tăng khả năng chịu lửa cho thép….
Phân loại nhà thép tiền chế
Hiện nay có 4 loại nhà tiền chế phổ biến được nhiều người lựa chọn để xây dựng:
- Nhà tiền chế dân dụng: Đây là loại nhà được thi công để làm nhà ở. Nó có mẫu mã đa dạng, chi phí rẻ, quá trình thi công nhanh chóng nên người dân đang dần có xu hướng chuyển sang loại nhà này để xây dựng khi tài chính có hạn.
- Nhà tiền chế công nghiệp: Là các nhà kho, nhà xưởng được xây dựng để làm việc hoặc chứa đồ.
- Nhà tiền chế thương mại: Các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng tiện lợi, hay siêu thị, trung tâm thương mại,..
- Nhà tiền chế quân sự: Mục đích của loại nhà này nhằm phục vụ cho quân sự như các doanh trại.
Thi công nhà tiền chế như thế nào?
Thi công móng nhà
Tuy nhà tiền chế sử dụng khung thép nhưng móng nhà vẫn là móng bê tông cốt thép chắc chắn. Móng có tác dụng chống đỡ tải trọng nặng từ trên đè xuống.
Hiện nay có rất nhiều loại móng nhà khác nhau, chẳng hạn như móng đơn, móng băng, móng bè. Căn cứ và địa chất đất và số lượng tải trọng của công trình mà kiến trúc sư sẽ đưa ra phương án thi công móng cho phù hợp nhất.
Khi thi công nhà tiền chế, trước khi đổ bê tông móng, các bu lông móng (còn gọi là bu lông neo) cần được liên kết một cách chính xác và chặt chẽ vào hệ thép của móng. Bu lông móng thường được sử dụng là M24 và M27. Việc lắp đặt bu lông móng vô cùng quan trọng, yêu cầu độ chính xác cao. Nếu lắp đặt không chính xác và đúng kỹ thuật, việc lắp đặt các cấu kiện cột, thép để dựng khung nhà tiền chế sau này sẽ vô cùng khó khăn, không đảm bảo độ vững chắc, mất an toàn.
Dựng khung cột, dầm, vì kèo thép
Đối với nhà tiền chế, cột thép và vì kèo là cấu tạo chính của khung nhà. Kiến trúc sư sẽ tính toán số lượng cột, dầm và vì kèo thép để có khả năng chịu lực và vượt được nhịp lớn lên đến 100m2, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhà xưởng.
Vì kèo được kết cấu từ thép rất mảnh và dẻo. Khi thi công dựng khung nhà tiền chế, thợ thi công sử dụng nhiều bu lông để liên kết cột và vì kèo lại với nhau một cách chắc chắn.
Cửa trời và mái canopy
Cửa trời được đặt trên đỉnh của nhà tiền chế có tác dụng thông gió rất tốt. Khi máy móc trong nhà xưởng được vận hành sẽ tạo ra nhiệt rất lớn. Cửa trời lúc này sẽ giúp nhà xưởng trở nên thông thoáng hơn. Canopy là mái đón hay còn gọi là mái che được bố trí ở vị trí sảnh và cửa đi của nhà. Mái có tác dụng che mưa, chắn nắng rất tốt. Vì vậy, cửa trời và mái canopy là những bộ phận không thể thiếu khi thi công nhà tiền chế.
Xà gồ và hệ giằng mái, giằng cột, giằng xà gồ
Đây là những bộ phận quan trọng của nhà tiền chế, nó tạo ra độ vững chắc và tính chịu lực của công trình.
– Xà gồ thường sử dụng trong xây dựng nhà tiền chế là xà gồ mạ kẽm dạng chữ C, Z. Mỗi xà gồ cách nhau từ 1m đến 1,5m và được liên kết với khung chính để đỡ mái tôn được lợp ở bên trên.
– Hệ giằng mái, giằng cột không chiếm số lượng quá nhiều nhưng lại là một phần không thể thiếu của kết cấu nhà xưởng. Hệ giằng có tác dụng làm tăng sự ổn định của kết cấu khung nhà trong quá trình lắp ráp và sử dụng. Khi thi công cần chú ý lắp ráp giằng mái đúng kỹ thuật để kết cấu nhà không bị biến dạng.
Lợp tôn che cách nhiệt
Cách nhiệt có tác dụng giữ ấm không khí trong nhà vào mùa đông và giảm không khí nóng vào mùa hè. Lớp cách nhiệt nhà tiền chế tạo ra một rào cản trên mái và tường, ngăn chặn sự ngưng tụ của nước. Nếu nước bị ngưng tụ nhiều sẽ gây ra hiện tượng rỉ sét ở khung thép, ảnh hưởng đến độ bền của công trình.
Trong xây dựng, kiến trúc sư thường sử dụng loại tôn 1 lớp mạ màu khá đẹp mắt và có tác dụng chống ăn mòn cho nhà tiền chế. Tuy nhiên, với thời tiết nắng nóng và ẩm thấp như ở nước ta, mái tôn thường được cấu tạo thêm 1 lớp cách nhiệt bằng túi khí hoặc lớp bông thủy tinh. Điều này giúp cho nhà xưởng tiền chế có khả năng chống ồn khá tốt và chống nóng vào mùa hè.
Nhà thép tiền chế nhiều tầng
Nhà tiền chế hiện nay thường được thi công 2 tầng trở lên để tăng diện tích sử dụng. Để tăng sự vững chắc của loại nhà này khi xây dựng cao tầng, kiến trúc sư đã đưa ra giải pháp sử dụng sàn là sàn liên hợp thép – bê tông hay còn gọi là sàn deck. Sàn deck không những hiệu quả về khả năng chịu lực mà còn giúp chủ đầu tư giảm chi phí xây dựng, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công.
Yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá thi công nhà tiền chế
Đơn giá thi công một ngôi nhà nói chung và giá thi công nhà tiền chế nói riêng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố chính mà OPAN đã tổng hợp lại được:
- Công năng của công trình: Một công trình gồm có nhiều phòng chức năng với công năng sử dụng khác nhau thì đơn giá thi công sẽ cao hơn nhiều so với nhà chỉ có một vài phòng cơ bản.
- Địa điểm xây dựng: Nếu nhà tiền chế được xây dựng ở thành phố thì giá thi công sẽ cao hơn so với việc xây dựng ở nông thôn. Ngoài ra, địa điểm di chuyển thuận lợi có xe cộ đi lại hay không cũng 1 phần ảnh hưởng đến đơn giá thi công.
- Quy mô xây dựng: Quy mô xây dựng càng lớn thì giá thi công càng cao và ngược lại.
- Mẫu nhà xưởng: Nếu mẫu nhà xưởng đơn giản thì đơn giá thi công thấp. Nhà xưởng có kết cấu phức tạp thì chi phí sẽ cao hơn.
Vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá xây dựng nhà thép tiền chế như trên nên rất khó để đưa được một đơn giá chính xác. Trong bài viết này, OPAN sẽ chỉ đưa ra giá tham khảo dựa trên mặt bằng chung hiện nay. Mỗi công ty sẽ có một đơn giá khác nhau. Tuy nhiên, độ chênh lệch giữa các công ty sẽ không quá lớn. Để biết chi tiết về giá thi công nhà tiền chế, bạn nên liên hệ với đơn vị xây dựng uy tín để được báo giá chính xác nhất.
Vật tư thi công khung thép tiền chế
OPAN thống kê những vật tư cần sử dụng để xây dựng khung thép tiền chế trong bảng chi tiết dưới đây:
Tên công việc | Đơn vị | Vật tư cần chuẩn bị |
Móng cọc D250 – bê tông cốt thép | m | Thép Vinakyoei, bản mã 6mm |
Đóng cọc tràm chiều dài 4m, D8-10 | cây | Cọc tràm loại 1- thẳng, đủ ĐK |
Phá dỡ bê tông đầu cọc | cái | Máy cơ giới |
Đào đất nền thủ công | m3 | Máy cơ giới |
Đào đất bằng cơ giới | m3 | Máy cơ giới |
Đắp đất nền thủ công | m3 | Máy cơ giới |
Đắp đất bằng cơ giới | m3 | Máy cơ giới |
Nâng nền bằng cát san lấp | m3 | Máy cơ giới |
Nâng nền bằng cấp phối 0-4 | m3 | Máy cơ giới |
San đổ đất dư | m3 | Máy cơ giới |
Bê tông lót đá 1×2, M150 | m3 | XM Hà Tiên, Holcim |
Bê tông đá 1×2, mác 250 | m3 | XM Hà Tiên, Holcim |
Ván khuôn kết cấu thường | m2 | Máy cơ giới |
Ván khuôn kết cấu phức tạp (silo, vòm) | m2 | Máy cơ giới |
Gia công lắp đặt cốt thép xây dựng | kg | Thép Vinakyoei hoặc Pomina |
Xây tường 10 gạch ống 8x8x18 | m3 | Gạch tuynel ĐN, SG, BD |
Xây tường 20 gạch ống 8x8x18 | m3 | Gạch tuynel ĐN, SG, BD |
Xây tường 10 gạch thẻ 4x8x18 | m3 | Gạch tuynel ĐN, SG, BD |
Xây tường 20 gạch thẻ 4x8x18 | m3 | Gạch Tuynel ĐN, SG, BD |
Trát tường ngoài, M75 | m2 | XM Hà Tiên, Holcim |
Trát tường trong, M75 | m2 | XM Hà Tiên, Holcim |
Bả bột sơn nước vào tường | m2 | Bột bả tường Nippon |
Bả bột sơn nước vào cột, dầm, trần | m2 | Bột bả tường Nippon |
Sơn nước vào tường ngoài nhà | m2 | Sơn Nippon + lót |
Sơn dầm, trần, tường trong nhà | m2 | Sơn Nippon + lót |
Chống thấm theo quy trình công nghệ | m2 | Theo công nghệ Sika |
Vách ngăn thạch cao – 1 mặt | m2 | Tấm 12mm, khung Vĩnh Tường. |
Vách ngăn thạch cao 2 mặt | m2 | Tấm 12mm, khung Vĩnh Tường |
Khung (cột + khung + dầm + cửa trời + mái hắt) | kg | Thép CT3, TCXDVN |
Giằng (mái + cột + xà gồ) | kg | Thép CT3, TCXDVN |
Xà gồ C (thép đen + sơn) | kg | Thép CT3, TCXDVN |
Tole hoa (4mm) trải sàn | m2 | Thép CT3, TCXDVN |
Sàn cemboard 20mm (100kG/m2) | m2 | Thông Hưng, Việt Nam |
Lợp mái tole | m2 | Tole Hoasen, Pomina |
Đơn giá xây dựng thi công nhà tiền chế
Với mong muốn mang đến cho chủ đầu tư nhiều sự lựa chọn hơn trong xây dựng cũng như phù hợp với tài chính, OPAN đưa ra bảng giá thi công nhà tiền chế mới nhất năm 2021 để mọi người cùng tham khảo.
Giá thi công nhà tiền chế vượt nhịp 20m – 30m
- Nhà xưởng thép có nền bằng bê tông cốt thép, sơn epoxy, chiều cao dưới 7,5m. Cột, vì kèo làm bằng thép tổng hợp, mái panel dày 50mm, tường panel, cửa nhôm kính, trần thạch cao. Đơn giá thi công nhà xưởng này dao động từ 1.610.000đ/m2 – 2.500.000đ/m2 tùy thuộc vào diện tích, quy mô và ngành nghề hoạt động
- Nhà xưởng sử dụng cột bê tông cốt thép, khung vì kèo thép tiền chế, có chiều cao dưới 7,5m, có cửa trời, mái tôn 0,45m, Tường 220 xây cao 4m, thưng tôn và cửa chớp tôn. Đơn giá thi công nhà tiền chế này dao động từ 2.000.000 đ/m2 đến 2.200.000 đ/m2.
Đơn giá thi công nhà xưởng đơn giản
Nhà xưởng đơn giản là nhà xưởng có diện tích dưới 1500m2, độ cao dưới 7,5m cột xây lõi thép hoặc cột đổ bê tông, kèo thép, sắt hộp, vách xây tường 100mm, vách tole, mái tole.
- Đối với nhà xưởng đơn giản không cầu trục, đơn giá xây dựng dao động từ 1.300.000 đ/m2 – 1.500.000 đ/m2.
- Đối với nhà xưởng đơn giản có cầu trục 5-10 tấn, đơn giá xây dựng dao động từ 1.800.000 đ/m2 – 2.000.000 đ/m2
Đơn giá nhà thép tiền chế không đổ bê tông
Nhà thép tiền chế không đổ bê tông sử dụng xà gồ C dày 1,8mm – 2mm, sắt hộp 5×10, 6×12, Cột I100 – I200. Có những nhà tiền chế sử dụng cột điện để giám giá thành và tăng độ bền sản phẩm, thép đặc làm kèo, bản mã, Bu Lông, Ốc vít liên kết, Cáp căng, Mái tole dày 4,5zem.
Đơn giá thi công nhà này dao động từ 450.000đ/m2 – 1.200.000/m2.
Đơn giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có nhu cầu thi công nhà thép tiền chế, hãy liên hệ với OPAN qua HOTLINE 0932623898 hoặc gửi yêu cầu về hòm thư điện tử opanvietnam@gmail.com.
Bài viết liên quan: