Nhà mái thái không còn quá xa lạ với người Việt mà ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là các vùng nông thôn và ngoại ô thành phố. Tuy nhiên, chi phí xây dựng nhà mái thái là bao nhiêu? Chi phí xây dựng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố nào? Theo dõi bài viết này cùng chúng tôi để tìm hiểu cụ thể hơn nhé!

2 Ưu điểm khi xây dựng nhà mái thái 

Hai ưu điểm nổi bật khiến cho mẫu nhà mái thái được các chủ đầu tư ưa chuộng có thể kể đến như:

  • Tính thẩm mỹ

Các mẫu thiết kế nhà mái thái nếu kết hợp cùng khu vực sân vườn thì ngôi nhà của bạn không khác gì biệt thự sân vườn nghỉ dưỡng, mang không gian sống trở nên gần gũi, hài hòa với thiên nhiên.

  • Phù hợp với khí hậu Việt Nam

Đặc trưng của nhà mái thái phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tại nước ta. Xây dựng nhà mái thái không chỉ có tác dụng chống nóng, chống ẩm tốt, mà còn hỗ trợ quá trình thoát nước mưa trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Xây dựng nhà mái thái đẹp

Chi phí xây dựng nhà mái thái là bao nhiêu? 

Bên cạnh việc lựa chọn mẫu thiết kế nhà mái thái đẹp, chi phí xây dựng là yếu tố được các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm trước khi thi công. Vậy thì, chi phí xây nhà mái thái là bao nhiêu?

Chi phí xây nhà mái thái được tính theo công thức:

Chi phí xây dựng = Đơn giá xây dựng x Tổng diện tích xây dựng 

Trong đó:

  • Đơn giá xây dựng chính là đơn giá được tính trên 1m2. Đơn giá xây dựng trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 3.000.000 – 3.300.000 VNĐ/m2 (bnao gồn chi phí xây dựng phần thô và nhân công hoàn thiện). Đơn giá hoàn thiện dao động trong khoảng 2.200.000 – 2.500.000 VNĐ/m2 (không tính phần móng nhà)
  • Tùy theo diện tích xây dựng và gói vật tư hoàn thiện mà bạn lựa chọn, đơn giá trên sẽ có sự thay đổi ít hay nhiều.

Cụ thể, bạn dự định xây nhà mái thái 1 trệt 1 lầu diện tích 5x20m, phương án móng băng. Khi đó, chi phí xây dựng mẫu nhà này được tính như sau:

Tổng diện tích xây dựng = Tổng diện tích sàn (tầng trệt, lầu 1) + Diện tích móng đơn quy đổi + Diện tích mái quy đổi = 5x20x2 + 5x20x50% + 5x20x70% = 320m2

Như vậy, với tổng diện tích xây dựng là 320m2, chi phí xây dựng phần thô nhà mái thái dao động trong khoảng 960.000.000 – 1.056.000.000 VNĐ. Dự trù chi phí hoàn thiện nhà mái thái sẽ là 1.632.000.000 – 1.824.000.000 VNĐ (với đơn giá hoàn thiện là 5.100.000 – 5.700.000 VNĐ/m2)

Dựa vào diện tích xây dựng mà chủ nhà sẽ tính được sơ bộ chi phí xây nhà mái thái là bao nhiêu?

Chi phí xây dựng nhà mái thái tăng giảm do đâu?

Dù ở trên, để tính được giá xây nhà mái thái chỉ cần lấy tổng diện tích xây dựng nhân với đơn giá. Nhưng trên thực tế sẽ phát sinh các khoản chi phí khác.

4 Yếu tố ảnh hưởng tới chi phí xây dựng nhà mái thái bao gồm:

Diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng chính là yếu tố đầu tiên tác động tới chi phí xây dựng nhà mái thái. Diện tích xây dựng càng lớn thì thời gian thi công càng lâu, dẫn tới chi phí nhân công và vật tư xây dựng tăng. Do đó, chủ đầu tư nên dựa vào ngân sách sẵn có và nhu cầu sử dụng của gia đình để tính toán diện tích xây dựng phù hợp nhất.

Diện tích xây dựng có ảnh hưởng tới chi phí xây nhà mái thái

Phong cách thiết kế 

Những mẫu nhà mái thái đơn giản sẽ có chi phí thiết kế thấp hơn so với những mẫu nhà được xây dựng theo phong cách cổ điển hay Tân cổ điển. Hai phong cách này có thiết kế tương đối cầu kỳ, yêu câu tính chính xác và tỉ mỉ cao trong quá trình thi công, đòi hỏi tay nghề thợ cao hơn so với những mẫu nhà đơn giản khác.

Vị trí xây dựng

Những công trình có vị trí xây dựng thuận tiện, gần đường lớn và gần với điểm tập kết vật tư sẽ có chi phí vận chuyển vật tư và chi phí thi công thấp hơn. Ngược lại, những căn nhà xây dựng trong hẻm nhỏ, giao thông không thuận lợi có chi phí xây dựng cao hơn.

Chi phí thi công nhà mái thái nằm ở vị trí xây dựng thuận tiện sẽ thấp hơn những công trình nằm trong hẻm nhỏ

Vật tư xây dựng

Tùy theo gói vật tư mà chủ nhà lựa chọn sẽ có mức chênh lệch chi phí khác nhau. Giả sử lavabo trên thị trường hiện nay có giá là 2.000.000 VNĐ/cái. Nhưng cũng có loại lavabo có giá 10.000.000 VNĐ/cái. Hay trong một số trường hợp chủ nhà đặt làm nội thất riêng và vật tư sử dụng cho công trình sẽ phát sinh thêm các chi phí vận chuyển, bảo quản và quản lý,…

Làm sao để tiết kiệm chi phí xây dựng nhà mái thái? 

Để trả lời câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi ngay nội dung bên dưới.

Đừng “quá tham” thiết kế và “nhồi thêm” hạng mục xây dựng

Trước khi xây dựng, chủ nhà hãy xác định rõ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Những yếu tố nào mà hầu hết các thành viên đều mong muốn có trong không gian sống? Không gian mở hay sự riêng tư, thoáng mát và rộng rãi? Việc xác định rõ nhu cầu sử dụng sẽ giúp bạn hình dung chính xác hơn về thiết kế. Từ đó, xác định đúng hạng mục xây dựng cần thiết cho ngôi nhà tương lai của gia đình mình.

Việc gia cố thêm các hạng mục sẽ khiến chi phí thi công bị đội lên

Cân đối chi phí vật liệu xây dựng phù hợp với khả năng tài chính 

Vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong đơn giá xây dựng. Bởi lẽ, xuyên suốt quá trình thi công, giữa các loại vật tư đều có mức chênh lệch chi phí khá cao về giá thành và chất lượng. Từ giá cát đá, xi măng, sắt thép,… của phần thô cho đến các vật tư hoàn thiện như gạch, đá ốp, sơn nước hay các thiết bị điện nước, đèn, cửa,…

Hơn ai hết, chủ nhà chính là người hiểu rõ nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Chẳng hạn muốn căn nhà đẹp lộng lẫy, bạn có thể đầu tư mạnh vào chi phí gạch ốp cột trước nhà. Sau đó, giảm chi phí của các thiết bị vệ sinh để cân đối chi phí cho vật liệu xây dựng. Đây là cách mà đa số chủ nhà vẫn làm, bù qua xớt lại các vật tư hoàn thiện để phù hợp với tài chính hiện có và sở thích của của đình. Điều quan trọng là chủ nhà cần có cái nhìn bao quát chi phí vật tư và cân đối chúng. Từ đó điều chỉnh cho phù hợp với chi phí đặt ra.

Dù chi phí xây dựng nhà mái thái có khung giá chung nhưng để tính toán chi phí xây nhà cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn thêm, hãy để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

OPAN Việt Nam là một trong những đơn vị thiết kế – xây dựng uy tín hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu anh chị đang băn khoăn không biết bắt đầu tư đâu trong hành trình xây nhà của mình, hãy để chúng tôi hỗ trợ.