Giếng trời nhà 2 tầng được xem như là một trong những giải pháp kiến trúc thường thấy trong các công trình có chiều sâu lớn. Với chức năng chính là lấy sáng, lấy gió và giải quyết bài toán đối lưu không khí. Giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn, góp phần mang đến không gian sống lý tưởng dành cho từng khách hàng. 

Cùng OPAN tìm hiểu cụ thể hơn về giải pháp này cùng những lưu ý cần chú ý khi thi công giếng trời. Và 5 mẫu giếng trời đẹp để có thêm nhiều lựa chọn cho ngôi nhà của mình nhé!

Tổng quan về giếng trời nhà 2 tầng 

Có thể nói rằng, giếng trời nhà 2 tầng là giải pháp hoàn hảo dành cho những ngôi nhà có chiều dài lớn và chiều ngang hẹp. Giải quyết bài toán thiếu sáng, lưu thông không khí hiệu quả. 

Giếng trời là gì? 

Thiết kế giếng trời được hiểu đơn giản là khoảng không gian nằm trong ngôi nhà, thông từ vị trí mái xuống tầng trệt công trình. 

Giếng trời nhà 2 tầng
Thiết kế giếng trời được thực hiện bởi kiến trúc sư OPAN

Thiết kế giếng trời gồm 3 phần chính:

  • Đỉnh giếng: Là nơi lấy nguồn sáng trực tiếp.
  • Than giếng: Có nhiệm vụ thông tầng và phân bổ nguồn sáng.
  • Đáy giếng: Nằm ở tầng cuối cùng, kết hợp cùng tiểu cảnh tạo sự sinh động. 

Ưu điểm của giếng trời 

Ngoài nhiệm vụ lấy sáng tự nhiên cho ngôi nhà, giếng trời còn đóng vai trò thông gió, điều hòa không khí trong nhà. Góp phần mang đến cảm giác thoáng đãng, bớt ngột ngạt, tiết kiệm điện năng khi sử dụng đèn chiếu sáng hay những thiết bị làm mát khác. 

Bên cạnh đó, các mẫu thiết kế nhà 2 tầng có giếng trời cũng tạo nên những không gian “mở” mang tính thẩm mỹ cao. Anh chị có thể cân nhắc để lựa chọn và bố trí tiểu cảnh phù hợp cho vị trí này. 

Nhược điểm của giếng trời 

Khi thiết kế giếng trời cần có sự tính toán và chuẩn bị từ trước, hạn chế tình trạng thừa sáng tại khu vực này. Gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là vào những ngày có nhiệt độ cao, ảnh hưởng trực tiếp tới không gian bên dưới. Trong một số trường hợp, âm thanh trong nhà thường bị vang do tính chất của giếng trời. Ngoài ra, việc thi công mái ở đỉnh giếng không đảm bảo chất lượng cũng là nguyên nhân khiến nước mưa, bụi bẩn tràn vào nhà. 

Một số nhược điểm khi thiết kế giếng trời trong nhà

Các hình thức mái của giếng trời

Dựa trên nhược điểm của giếng trời, thì việc lựa chọn mái che phù hợp là hoàn toàn cần thiết. Có hai loại mái che phổ biến, bao gồm: 

  • Mái che cố định: Là loại mái che thường được sử dụng nhờ khả năng lắp đặt dễ dàng. 
  • Mái lợp di động: Là loại mái đóng mở linh hoạt dựa trên nhu cầu sử dụng của gia chủ. Được ứng dụng nhiều trong những ngôi nhà 2 tầng hiện đại. 

Giếng trời nhà 2 tầng nên bố trí ở đâu?

Vị trí đặt giếng trời nhà 2 tầng phụ thuộc vào kiến trúc và cách bố trí công năng của ngôi nhà. Có 2 vị trí thương được ưu tiên xây dựng giếng trời bao gồm: 

  • Tại vị trí giữa nhà: Đây là vị trí tiếp giáp với nhiều khu vực chức năng khác nên việc phân bổ nguồn gió, ánh sáng trở nên dễ dàng hơn. Mang đến sự cân đối cho tổng thể công trình. 
  • Tại vị trí cuối nhà: Khu vực cuối nhà thường là ,… Nếu thiết kế giếng trời tại đây sẽ giúp căn nhà luôn đón được gió, góp phần lưu thông không khí, hạn chế tình trạng ám mùi bên trong nhà. 
Hiện nay, giếng trời nhà ống cũng có thể được bố trí bên hông nhà. Điều này giúp ánh sáng được phân bổ đều hơn đến tất cả không gian.

Gợi ý cách trang trí khuôn viên giếng trời nhà 2 tầng 

Để sở hữu giếng trời đẹp và khoa học, chủ nhà có thể tham khảo những cách trang trí khuôn viên giếng mà OPAN gợi ý bên dưới.

Trang trí phần đỉnh và thân giếng trời 

Anh chị có thể trang trí đỉnh giếng bằng hệ khung mái kết hợp cùng hoa văn, tạo hiệu ứng bắt mắt khi ánh sáng chiếu vào. Hay treo thêm đèn và các vật trang trí khác để tạo điểm nhấn nổi bật cho ngôi nhà. Ngoài ra, gia chủ có thể sử dụng các vật liệu có màu làm mái để giảm độ sáng, làm dịu không gian trong trường hợp ánh sáng quá gắt. 

Giếng trời nhà 2 tầng
Trang trí phần đỉnh và thân giếng trời

Để giúp không gian khu vực giếng trời trở nên đẹp mắt, ấn tượng hơn, chủ nhà không nên bỏ qua phần thân giếng. Khoảng tường này có thể sử dụng gạch ốp trang trí hoặc trồng các loại cây dây leo. Hoặc vẽ các bức tranh cỡ lớn, tùy theo sở thích của gia chủ, tạo thêm sinh khí cho toàn bộ không gian. 

Trang trí đáy giếng trời nhà phố với tiểu cảnh khô 

Trồng cây xanh ở đáy giếng trời khá phổ biến và được nhiều gia chủ yêu thích. Phương án này không chỉ mang lại sinh khí cho ngôi nhà, mà còn có thể kết hợp làm không gian nghỉ ngơi, thư giãn lý tưởng dành cho các thành viên trong gia đình. 

Tuy nhiên, để sở hữu một không gian giếng trời đẹp, anh chị không nên trang trí quá phức tạp. Quan trọng nhất là phải đảm bảo được sự thông thoáng, đúng với công năng sử dụng. Có thể ưu tiên các loại tiểu cảnh khô với những loại cây nhỏ, tạo sự đa dạng tại khu vực này. 

Trang trí đáy giếng trời với tiểu cảnh khô

Tiểu cảnh nước trong nhà 2 ống 2 tầng có giếng trời

Chủ nhà có thể cân nhắc phương án thiết kế giếng trời thành hồ nước nhân tạo ngay tại nhà. Kết hợp hòn non bộ cùng các loại cây thủy sinh, mang đến cảm giác mát mẻ, góp phần điều hòa không khí trong nhà. Nếu anh chị lựa chọn phương án này cần thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh. 

Thiết kế tiểu cảnh nước tại khu vực giếng trời

Tuy nhiên, trong trường hợp giếng trời được sử dụng như không gian sinh hoạt hàng ngày, bạn nên hạn chế trang trí giếng trời bằng những vật nặng, dễ rơi vỡ,…

Những lưu ý khi thi công giếng trời nhà 2 tầng

Để có thể hoàn thiện các mẫu nhà 2 tầng đẹp có giếng trời một cách hoàn hảo, việc lựa chọn vật liệu sử dụng, hình thức thiết kế và các lưu ý kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Chúng có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng công trình trong thời gian sử dụng về sau. 

Lựa chọn vật liệu làm giếng trời phù hợp 

Việc lựa chọn các loại vật liệu làm mái che cho giếng trời cần được tính toán kỹ lưỡng. Sao cho vừa cân bằng với chi phí đầu tư, vừa phù hợp với công trình và có độ bền cao. 

  • Các vật liệu truyền thống như bạt, tôn có mức giá thấp, thi công dễ dàng, có thể sử dụng cho mái xếp, mái vòm của giếng trời. Tuy nhiên, các loại vật liệu này có tính thẩm mỹ thấp và độ bền không cao, so với điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Tuy nhiên, chủ nhà có thể thay mới nhanh chóng mà không tốn quá nhiều thời gian. 
  • Ngày nay, kính thường được ưu tiên sử dụng cho phần mái của giếng trời. Ngoài việc mang lại giá trị thẩm mỹ cao, kính còn là vật liệu có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt, đảm bảo công năng sử dụng của giếng trời. Tuy nhiên, sử dụng kính lại có mức giá cao hơn, yêu cầu kỹ thuật lắp đặt kỳ công hơn. 
  • Tấm lấy sáng polycarbonate là phương án được nhiều gia chủ quan tâm. Giá thành của loại vật liệu này phù hợp hơn, mức độ chịu lực, chịu nhiệt và cách âm tốt. Đặc biệt, polycarbonate còn dễ dàng tạo hình nhờ độ mềm, dẻo đặc trưng. 
Lựa chọn vật liệu làm giếng trời phù hợp

Một số lưu ý khác khi thi công giếng trời nhà 2 tầng 

Đỉnh giếng 

  • Đỉnh giếng trời nhà 2 tầng cần được bố trí hệ thống các khe, ô thoáng hợp lý, giúp việc lấy sáng cho không gian bên dưới trở nên dễ dàng hơn. 
  • Xây dựng tường bao quanh khu vực đỉnh giếng với độ cao từ 15cm trở lên, tùy theo nhu cầu của gia chủ. Nhằm tránh mưa, gió lớn hắt vào trong, hạn chế tình trạng thấm dột. 
  • Chủ nhà nên thiết kế thêm phần khung sắt, bảo vệ cho vị trí mái của giếng trời. Đảm bảo yếu tố chắc chắn, an toàn. 

Thân giếng 

  • Thân giếng không nên làm bằng phẳng để giảm độ vang của giếng trời. Thay vào đó, anh chị có thể xử lý các bề mặt tường trở nên gồ ghề hơn, giải quyết phần nào vấn đề truyền âm. 
  • Cần đảm bảo yếu tố an toàn xung quanh thân giếng và khu vực thông tầng, cụ thể như khoảng cách giữa các khe hở, chiều cao lan can,… vừa đảm bảo an toàn cho người già và trẻ nhỏ, vừa tăng tính thẩm mỹ.
Giếng trời nhà 2 tầng
Lưu ý khi thiết kế thân giếng trời

Đáy giếng

  • Luôn ưu tiên công năng trước khi thiết kế không gian kết hợp. Hạn chế các thiết kế quá rườm rà, không phù hợp với tổng thể công trình. 
  • Cần chú ý đến yếu tố phong thủy khi sử dụng tiểu cảnh trang trí kết hợp. Đặc biệt là việc lựa chọn các loại cây hay làm hồ nước trong nhà. 
  • Trong trường hợp không làm mái che cho giếng trời có thể gây ra tình trạng thấm nước xuống khu vực đáy giếng. Chủ nhà cần bố trí hệ thống thoát nước khoa học, tránh tình trạng ứ đọng nước, gây bất tiện trong sinh hoạt. 

5 mẫu giếng trời nhà 2 tầng đẹp được yêu thích 

OPAN gợi ý các mẫu giếng trời nhà 2 tầng đẹp, giúp gia chủ có thêm sự lựa chọn cho không gian sống của gia đình mình.

Giếng trời đặt giữa nhà giúp ánh sáng từ thiên nhiên luân chuyển vào nhà dễ dàng, đảm bảo không gian sống trở nên thông thoáng, dễ chịu
Chủ nhà có thể tham khảo ý tưởng thiết kế khu vực giếng trời “bê tông”, mang đến cảm giác sạch sẽ cho toàn bộ ngôi nhà
Thiết kế giếng trời tại khu vực cầu thang được làm từ gỗ, kết hợp với chất liệu sắt thanh mảnh giúp tổng thể công trình trở nên ấn tượng, bắt mắt hơn
Tiểu cảnh nước trong nhà ống 2 tầng cũng là một gợi ý mà chủ nhà không nên bỏ qua
Giếng trời được thiết kế ở trung tâm nhà, giúp quá trình trao đổi, luân chuyển không khí trở nên dễ dàng hơn

Những bí quyết và giải pháp thiết kế giếng trời nhà 2 tầng mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này dựa trên kinh nghiệm thực tế. Mỗi công trình khác nhau sẽ có phương án thiết kế riêng, tạo ra không gian sống phù hợp nhất dành cho từng gia chủ. 

OPAN luôn chú trọng đến công năng, đề cao tính thẩm mỹ trong mỗi công trình. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm nhé!

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Thủy Lợi, 286 – 288 Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh 
  • Hotline: 0933 066669
  • Email: opanvietnam@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.