Quy trình xây dựng nhà ống bắt đầu tư đâu và kết thúc khi nào là câu hỏi mà OPAN thường nhận được từ những gia chủ xây nhà lần đầu. Trong bài viết này, OPAN Việt Nam xin chia sẻ tới bạn đọc các bước giúp chủ đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng những công việc cần thiết để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Qua đó tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc, hạn chế phát sinh chi phí ngoài dự kiến.
Lập kết hoạch xây dựng nhà ống
Đây là một trong những bước quan trọng trước khi xây dựng nhà phố, là nền tảng để thực hiện các bước tiếp theo trở nên dễ dàng hơn.
Xác định nhu cầu và công năng sử dụng
Đây là bước giúp gia chủ có sự hình dung cụ thể trước khi thi công. Một số yếu tố bạn cần xác định bao gồm:
- Diện tích và quy mô xây dựng
Xây dựng toàn bộ khu đất hay chừa khoảng trống dành cho lối đi, khu vực sân trước và sân sau nhà. Nên xây bao nhiêu tầng? Có nên xây tầng lửng, sân thượng hay không?
- Số lượng các phòng
Chủ đầu tư cần dựa trên số lượng thành viên, thói quen sinh hoạt để tính xem, cần bao nhiêu phòng ngủ, nhà vệ sinh? Có nên thiết kế thêm phòng ngủ dành cho khách hay không? Các không gian khác như gara, phòng thờ, sân thượng, sân phơi và sân vườn nên đặt ở tầng nào là phù hợp,…?
- Vị trí và diện tích từng phòng
Điều này phụ thuộc vào diện tích xây dựng, sở thích của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Ví dụ như có nên thiết kế phòng khách liền bếp hay không? Phòng ngủ dành cho người lớn tuổi ưu tiên bố trí tại tầng trệt để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày… Diện tích của mỗi phòng cần được tính toán hợp lý, đảm bảo tính hài hòa so với tổng thể.
- Dự trù thay đổi trong tương lai
Vì ngôi nhà là tài sản lớn, gắn bó lâu dài nên cần tính toán và dự trù toàn diện. Chẳng hạn như có thêm thành viên mới, phòng giúp việc hay phòng ngủ dành cho khách đến thăm,…
- Xác định mục đích sử dụng của căn nhà là gì?
Trước khi thi công, bạn nên xác định rõ căn nhà của mình dùng để ở, để bán hay kết hợp cho thuê kinh doanh.
Sau khi xác định ý tưởng và nhu cầu xây nhà, bạn cần tìm kiếm các mẫu nhà phù hợp. Các phong cách thiết kế nhà ống điển hình có thể kể đến như hiện đại, Tân cổ điển, cổ điển hay Tropical, Scandinavian,…
Lập kế hoạch tài chính
Trước khi tiến hành xây nhà, chắc chắn chủ đầu tư phải chuẩn bị trước về chi phí. Xây dựng kế hoạch tài chính nhằm giảm thiểu các khoản chi phí phát sinh ở mức thấp nhất trong suốt quá trình thi công.
Các khoản chi phí xây nhà chủ nhà cần lưu ý bao gồm:
- Chi phí tháo dỡ nhà cũ (nếu có)
Trường hợp xây nhà mới, bạn có thể bỏ qua khoản chi phí này. Tuy nhiên, nếu là nhà mua lại thì đây là khoản chi phí cần có. Đặc biệt là những căn nhà quá cũ thì phương án tháo dỡ là vô cùng cần thiết.
- Chi phí gia cố móng (nếu có)
Móng là bộ phận quan trọng của một căn nhà nhằm đảm bảo tải trọng cho công trình. Trong trường hợp địa chất yếu, đất trũng hay đất ven sông,… chủ nhà cần gia cố móng trước khi thi công. Chi phí này dao động từ vài triệu cho tới hàng trăm triệu, tùy vào quy mô, địa chất và phương pháp gia cố móng.
- Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng gồm 2 loại, là chi phí xây dựng phần thô và chi phí hoàn thiện. Đơn giá này thường được tính dựa trên tổng diện tích xây dựng.
Đơn giá xây dựng phần thô trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 3.000.000 – 3.300.000 VNĐ/m2. Giá vật tư hoàn thiện từ 2.200.000 – 2.500.000 VNĐ/m2. Đơn giá sẽ thay đổi dựa trên tổng diện tích xây dựng và vật tư hoàn thiện mà chủ nhà lựa chọn. Trong đó, đơn giá vật tư hoàn thiện không gồm phần móng nhà.
- Khảo sát đơn giá xây nhà
Chủ đầu tư có thể tham khảo đơn giá xây nhà tại webste của các công ty xây dựng nhà ở để dễ dàng so sánh mức giá. Từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất với chi phí đầu tư hiện có.
- Chi trí trang trí nội thất
Đơn giá này thường là chi phí trang trí nội thất, phụ thuộc vào thương hiệu và chất liệu của sản phẩm. Do đó, chủ nhà nên dựa vào điều kiện tài chính và mục đích sử dụng để lựa chọn sao cho phù hợp với ngân sách hiện có.
- Dự trù chi phí phát sinh
Bao gồm bước ước tính các khoản chi phí phát sinh trog quá trình thi công. Mức dự trù thường dao động khoảng 10 – 30% tổng chi phí xây nhà, xảy ra trong trường hợp phát sinh pháp lý, dựng lán trại, gia cố móng. Hay thậm chí là chi phí mặt bằng tập kết vật tư nếu công trình xây dựng trong hẻm nhỏ và di chuyển khó khăn.
- Tìm hiểu phong thủy trước khi xây nhà
Đây cũng là yếu tố được chủ nhà đặc biệt quan tâm khi xây nhà, đặc biệt là người Á Đông. Phong thủy đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt, mang đến sự bình yên, may mắn và tài lộc dành cho cả gia đình.
Do đó, bạn cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ vị trí bố trí cửa, phòng, hướng nhà, hướng bếp và hướng bàn thờ,… sao cho hợp phong thủy và nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.
Xin giấy phép xây dựng nhà ống
Việc xin giấy phếp xây dựng nhà ống là việc làm đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trước khi tiến hành thi công.
Theo quy định, thời gian xin giấy phép xây dựng nhà khoảng 15 ngày, không tính thứ bảy, chủ nhật hay các ngày lễ. Đối với trường hợp chủ nhà yêu cầu thay đổi bản vẽ nhiều lần hay khu đất đang xảy ra tranh chấp về pháp lý (sai ranh mốc, tranh chấp đất,…) thì thời gian xin giấy phép sẽ kéo dài hơn.
Để đảm bảo thời gian xin cấp phép xây dựng, chủ nhà có thể lựa chọn giải pháp làm việc với các đơn vị có kinh nghiệm, am hiểu các thủ tục pháp lý, đặc biệt là xin giấy phép xây dựng. Để quá trình này diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, tối ưu thời gian, công sức và tiền bạc. Đây cũng là xu hướng được phần lớn chủ nhà lựa chọn khi xây nhà.
Làm việc với các công ty xây dựng nhà ống
Đối với những chủ đầu tư đã từng xây nhà, việc lập và điều phối ngân sách hay các vấn đề liên quan sẽ đơn giản, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa có kinh nghiệm xây nhà, việc quản lý toàn bộ quá trình xây nhà của chủ nhà thường gặp nhiều khó khăn. Vì những phát sinh trong quá trình thi công và những rủi ro không lường trước được.
Do đó, giải pháp xây nhà trọn gói với các đơn vị thiết kế – thi công sẽ là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn, giúp tiết liệm tối đa chi phí cho gia chủ. Lựa chọn đơn vị dày dặn kinh nghiệm về thiết kế – thi công và giải quyết các vấn đề liên quan để đồng hành cùng bạn trong hành trình xây nhà. Từ giai đoạn lên ý tưởng thiết kế cho tới khi bảo hành sau khi bàn giao nhà.
Cụ thể, các công ty xây dựng sẽ:
- Đưa ra các phương án thiết kế – thi công tối ưu nhất. Bắt đầu tư lúc đưa ra ý tưởng và triển khai bản vẽ cho tới khi triển khai thi công và bảo hành. Bên cạnh đó, nhà thầu còn phân tích những ưu/nhược điểm trong từng phương án để chủ nhà đưa ra quyết định hợp lý nhất với mức giá phù hợp.
- Thường xuyên cập nhật tiến độ xây dựng và chi tiết trong từng hạng mục để chủ nhà tiện theo dõi. Đặc biệt là việc kiểm soát ngân sách và dự trù chi phí phát sinh, giúp chủ đầu tư điều chỉnh chi phí phù hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
- Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong báo giá, thể hiện qua bảng mô tả thương hiệu, số lượng của từng chủng loại vật tư.
- Cam kết không phát sinh chi phí trong quá trình thi công như cam kết.
Tiến hành xây dựng nhà ống
Quá trình xây dựng nhà ống bao gồm 4 giai đoạn như sau:
- Chuẩn bị mặt bằng: Làm sạch, phát quang mặt bằng, tiến hành phá dỡ công tình xây dựng cũ (nếu có),…
- Thi công móng nhà: Tùy vào địa chất từng khu đất khác nhau sẽ sử dụng các loại móng phù hợp. Chẳng hạn như móng băng, móng đơn, móng bè hay móng cọc,…
- Thi công xây dựng phần thô: Là công đoạn định hình, tạo dựng bộ khung và kết cấu cho căn nhà.
- Hoàn thiện và lắp đặt nội thất
Nghiệm thu và hoàn công nhà
Quá trình nghiệm thu nhà cần thực hiện với từng công việc, từng bộ phận và từng hạng mục. Đây cũng là cơ sở pháp lý để tiến hành làm hồ sơ hoàn công nhà.
Hoàn công nhà là bước xác nhận công trình đã hoàn thành sau khi xin giấy phép xây dựng. Trong giấy hoàn công thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Hồ sơ hoàn công nhằm xác định sở hữu tài sản gắn liền với đất hay trường hợp bạn muốn xin phép cải tạo, sửa chữa về sau.
Hy vọng những thông tin về xây dựng nhà ống mà chúng tôi đề cập trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về các công việc cần chuẩn bị trước khi xây nhà.
Nếu còn thắc mắc về thiết kế – xây dựng các mẫu nhà ống, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp từ đội ngũ Kiến trúc sư OPAN nhé!