Các mẫu thiết kế tủ bếp chữ L là phương án phù hợp cho mọi không gian nhà ở, từ diện tích vừa và nhỏ cho đến diện tích rộng rãi. Chính vì thế, các mẫu tủ này được nhiều gia đình lựa chọn để thiết kế cho căn bếp của gia đình mình.
Trong bài viết này, OPAN xin chia sẻ đến bạn đọc các mẫu tủ bếp chữ L đẹp, đa dạng phong cách thiết kế, phù hợp với yêu cầu của nhiều gia chủ. Theo dõi cùng chúng tôi để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Vì sao nên thiết kế tủ bếp chữ L?
Tủ bếp chữ L là loại tủ bao gồm 2 cạnh tủ chạy dọc theo 2 bức tường, tạo thành một góc vuông ở điểm giao 2 cạnh tủ. Thiết kế tủ bếp chữ L giúp gia chủ tận dụng mọi góc chết trong không gian bếp. Đồng thời, giúp vị trí này trở nên rộng rãi hơn, giảm thiểu khoảng cách di chuyển giữa các khu vực. Mang đến cảm giác thuận tiện cho người nội trợ. Ngoài ra, tủ bếp chữ L cũng góp phần tạo hiệu ứng chiều sâu, đem lại cảm giác thông thoáng cho gian bếp.
Sở hữu kiểu dáng chữ L rộng lớn, chủ nhà có thể bố trí tủ thành nhiều khu vực chức năng, bao gồm khu vực chậu rửa, khu vực nấu nướng và khu vực lưu trữ. Cách bố trí này tạo thành một “tam giác bếp” hoàn hảo. Giúp anh chị tận dụng các khoang tủ để đặt các món đồ gia dụng làm bếp, chẳng hạn như máy rửa chén, máy hút mùi, lò vi sóng hay lò nướng,…
Đặc biệt, với kiểu chữ chữ L đặc trưng sẽ tạo được khoảng trống ở chính giữa. Gia chủ có thể tận dụng không gian đó để thiết kế đảo bếp hay bàn ăn, tùy theo mục đích sử dụng. Tạo thành hệ thống xuyên suốt, mang đến cảm giác thoải mái, thuận lợi trong quá trình nấu nướng của người nội trợ.
5 Mẫu thiết kế tủ bếp chữ L do OPAN thực hiện
Mời anh chị tham khảo một số mẫu tủ bếp chữ L do OPAN thực hiện, dựa theo yêu cầu và sở thích của từng gia chủ, để có thêm nhiều lựa chọn cho không gian bếp của gia đình mình.
Thiết kế tủ bếp chữ L hiện đại – Căn hộ anh Hậu
Việc sắp xếp nội thất khoa học không chỉ giúp căn bếp trở nên gọn gàng, sạch sẽ hơn. Mà còn tận dụng tối đa diện tích không gian này. Hơn nữa, thiết kế tủ bếp kịch trần còn hạn chế tình trạng bám bụi phía trên tủ, phù hợp với yêu cầu và sở thích của gia chủ.
Xem chi tiết phương án thiết kế tại: Dự án thiết kế – Căn hộ – Anh Hậu
Mẫu tủ bếp chữ L đẹp – Nhà phố chị Liên
Thiết kế tủ bếp chữ L ấn tượng với tone màu trắng chủ đạo, kết hợp cùng sắc nâu trầm ấm của gỗ. Đồng thời, chiều cao của tủ bếp cũng được tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với chiều cao của người nội trợ. Mang đến sự thuận tiện trong quá trình nấu nướng hàng ngày.
Xem chi tiết phương án thiết kế tại: Dự án thiết kế – Nhà phố – Chị Liên
Thiết kế tủ bếp hiện đại – Căn hộ chị Hà
Tủ bếp hiện đại được làm từ ván gỗ công nghiệp Melamine, có khả năng chống cong vênh, co ngót cực tốt. Ngoài ra, loại gỗ này còn có khả năng chống trầy xước, giúp căn bếp bền đẹp theo thời gian.
Xem chi tiết phương án thiết kế tại: Dự án thiết kế – Căn hộ – Chị Hà
Mẫu tủ bếp hiện đại chữ L – Nhà phố anh Hiếu
Các mẫu tủ bếp Acrylic chinh phục nhiều gia chủ bởi sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc phù hợp với mọi gian bếp. Tận dụng tối đa ánh sáng, góp phần tạo nên không gian thoáng đãng, sang trọng cho không gian bếp.
Xem chi tiết phương án thiết kế tại: Dự án thiết kế – Nhà phố – Anh Hiếu
Mẫu thiết kế tủ bếp chữ L đa năng – Nhà phố anh Thản
Phương án thiết kế tủ bếp chữ L đa năng không chỉ giúp không gian trở nên rộng rãi, giải phóng diện tích tối đa mà còn đảm bảo công năng sử dụng. Đồng thời, tích hợp thêm kệ lưu trữ phía trên, giúp người nội trợ dễ dàng thao tác, thuận tiện trong việc nấu ăn hàng ngày.
Xem chi tiết phương án thiết kế tại: Dự án thiết kế – Nhà phố – Anh Thản
3 Lưu ý khi thiết kế tủ bếp chữ L
Để sở hữu một thiết kế tủ bếp đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học, anh chị cần lưu ý một số vấn đề sau:
Lựa chọn vật liệu cho tủ bếp
Hiện nay, có nhiều loại vật liệu được sử dụng để sản xuất tủ bếp, như gỗ, kim loại, inox hay nhựa,… Tuy nhiên, gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp vẫn là 2 vật liệu có tính năng và giá trị sử dụng hiệu quả nhất. Tùy vào chi phí và nhu cầu sử dụng của từng gia đình để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Kích thước tiêu chuẩn
Kích thước của tủ bếp có ảnh hưởng đến việc nấu nướng hàng ngày của người nội trợ. Bên cạnh những tiêu chuẩn riêng của tủ bếp, anh chị cũng cần dựa trên chiều cao của người nội trợ chính để thay đổi cho phù hợp. Cụ thể:
- Tủ bếp trên có chiều cao dao động từ 50 – 80cm, độ sâu từ 35 – 50cm.
- Chiều cao tủ bếp dưới dao động từ 81 – 86cm, độ sâu 50cm (thay đổi theo chiều cao của người nội trợ).
- Tổng chiều cao của tủ bếp trên và tủ bếp dưới (tính từ mặt sàn lên đến nóc tủ bếp trên) dao động từ 2,25 – 2,5m. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới từ 40 – 60cm.
Bố trí các khu vực chức năng khoa học
Theo tiêu chuẩn thì tủ bếp chữ L bao gồm 5 khu vực chức năng được sắp xếp theo thứ tự : Khu lưu trữ thực phẩm -> Khu chứa dụng cụ nấu nướng -> Khu sơ chế -> Khu vực rửa -> Khu nấu nướng. Anh chị nên dựa vào các khu vực chức năng để thiết kế và phân chia khu vực bếp sao cho phù hợp.
Những chia sẻ về thiết kế tủ bếp chữ L mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp gia chủ có thêm thông tin cho căn bếp của gia đình mình. Mỗi công trình khác nhau sẽ có phương án thiết kế riêng, tạo ra không gian sống phù hợp nhất dành cho từng gia chủ.
OPAN luôn chú trọng đến công năng, đề cao tính thẩm mỹ trong mỗi công trình. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm nhé!
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Thủy Lợi, 286 – 288 Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0933 066669
- Email: opanvietnam@gmail.com
Bài viết liên quan: